Đối với những người chơi đá gà, những người nuôi gà chọi thì bệnh E.coli là một trong những căn bệnh phổ biến ở gà. Đặc biệt bạn phải chú ý trong giai đoạn nuôi trưởng thành. Trong bài viết dấu hiệu nhận biết và cách xử lý hiệu quả bệnh E.coli ở gà, hãy cùng Xemdagacuasat tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, phòng tránh và cách điều trị bệnh E.coli.
Bệnh E.coli ở gà là gì?
E.coli là Vi khuẩn đường ruột Escherichia coli. Loại vi khuẩn này xuất hiện không chỉ ở người mà còn ở vật nuôi, trong đó có loài gà. Ngoài ruột, vi khuẩn E.coli có thể tồn tại trên nhiều bề mặt khác, ví dụ như thức ăn và ở môi trường nuôi gia súc gia cầm.

Nguyên nhân gây bệnh E.coli
E.coli luôn có sẵn trong môi trường chăn nuôi như thức ăn, nước uống, xung quanh và trong chuồng trại. Những con gà bị nhiễm bệnh vi khuẩn E.coli này thông qua việc tiếp xúc với chất thải gia cầm, từ nguồn thức ăn bẩn, cũng như nguồn nước uống không đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ và vệ sinh môi trường chuồng trại.
Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể bị lây lan thông qua môi trường chăn nuôi, nhốt chung với các loài gia cầm khác bị bệnh, thậm chí là thông qua tay người nuôi. Bệnh E.coli ở gà có thể bị lây từ gà mẹ sang trứng gà con.
Thêm vào đó là sức đề kháng của gà giảm do mắc sẵn E.coli và các bệnh khác… sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn E.coli bùng phát làm gà mắc bệnh trầm trọng hơn cũng như lây lan rộng hơn.
Các đường lây truyền bệnh E.coli ở gà
Có rất nhiều phương thức lây truyền bệnh E.coli ở gà mà bạn cần biết để có phương án ngăn chặn lây lan rộng và có cách điều trị phù hợp tránh ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế:
- Lây truyền qua đường ăn – đường uống
- Lây truyền qua tiếp xúc do chăn nuôi, nhốt chung với các gia súc gia cầm bị bệnh
- Lây truyền qua ống dẫn trứng của gà mẹ nhiễm bệnh

Tìm hiểu triệu chứng chính xác của bệnh E.coli ở gà
Triệu chứng của bệnh E.coli ở gà là vấn đề bạn cần phải nắm một cách chắc chắn. Và những triệu chứng của gà bị mắc bệnh E.coli có thể khác nhau. Song tựu chung lại sẽ có xuất hiện một số triệu chứng phổ biến của bệnh E.coli bao gồm:
- Gà con xuất hiện tình trạng cơ thể mềm nhũn, gầy gò, tinh thần ủ rũ, xù lông.
- Có những biểu hiện viêm khớp: bạn có thể nhận diện thông qua cách gà đi đứng loạng choạng, đầu và cổ lắc lư
- Nếu bị nặng sẽ dẫn đến tình trạng bại liệt, viêm da
- Tỷ lệ chết cao sẽ xuất hiện ở trên gà từ 1 ngày tuổi -10 ngày tuổi.
Cách phòng tránh bệnh E.coli ở gà hiệu quả cần áp dụng
Nhằm mục đích giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh E.coli ở gà bạn cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa như sau:
- Luôn luôn giữ vùng chăn nuôi sạch sẽ, thông thoáng, khô ráo. Hãy nhớ vệ sinh chuồng gà thường xuyên và loại bỏ chất thải gia cầm một cách cẩn thận
- Cung cấp cho gà nước uống và nguồn thức ăn như cám cò hoặc ngô sạch và an toàn.
- Theo dõi sức khỏe của đàn gà thường xuyên với mục đích có thể phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh và chuẩn bị tất cả các phương án và thuốc để kịp thời xử lý ngay khi có dấu hiệu bất thường.
Ngoài ra, bạn nên thường xuyên lau rửa các thiết bị và dụng cụ nuôi trồng sạch sẽ, và không sử dụng các chất kháng sinh một cách bừa bãi và quá mức.

Cách điều trị bệnh E.coli ở gà được khuyến khích sử dụng
Ngay khi nhận ra bất kỳ triệu chứng nào của bệnh E.coli trong đàn gà của bạn, ngay lập tức liên hệ với bác sĩ thú y trao đổi lại hiện tượng này và tuân theo chỉ định của bác sĩ thú y.
Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn E.coli. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thiết lập cho gà một chế độ ăn uống vệ sinh, sạch sẽ, đảm bảo tiêu chuẩn.
Thêm vào đó, việc giữ cho khu vực chuồng trại và khu vực xung quanh sạch sẽ, khô ráo và thông thoáng. Nếu có thể hãy thường xuyên xịt khử khuẩn khu vực chuồng trại nhằm đảm bảo một môi trường sạch sẽ không cho vi khuẩn lây lan.
Các loại kháng sinh thường được bác sĩ thú y kê cho gà có thể kể đến các sản phẩm có tác dụng cao đối với vi khuẩn E.coli như: Kitasamycine, Mebi Ampicoli, Mebi Coli, Tilmi Oral, Ceftri One 50 INJ… theo hướng dẫn của nhà sản xuất và chuyên gia.

Kết bài
Bệnh E.coli ở gà cực kỳ nguy hiểm có thể lây lan và gây tử vong trong thời gian ngắn. Do đó, việc ngăn chặn là vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo phòng bệnh cho những con gà của bạn. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu và chăm sóc gà của bạn tốt hơn.