Nguyên nhân bệnh thương hàn gà và cách thức phòng tránh

0
6

Bệnh thương hàn gà là một căn bệnh có tác động rất lớn tới các chiến kê. Độ nguy hiểm của căn bệnh này là rất lớn bởi nó có thể phá hủy hệ miễn dịch cũng như các cơ quan của gà, gây nên tỷ lệ tử vong cao. Hãy cùng theo dõi những chia sẻ cụ thể dưới đây của Xemdagacuasat để có những cách thức điều trị dứt điểm căn bệnh này!

Khái niệm và nguyên nhân bệnh thương hàn gà 

Thương hàn gà là một căn bệnh tương đối nghiêm trọng do vi khuẩn đặc tính Salmonella Gallinarum Pullorum gây ra. Loại vi khuẩn này có khả năng sinh sống trên cơ thể mọi loài động vật cũng như ngoài môi trường. 

Đối với những chiến kê trưởng thành, loại vi khuẩn này sẽ thường ẩn náu trong buồng trứng hoặc dịch hoàn. Còn đối với những loại gà con thì chúng thường được tìm thấy lẫn trong máu hoặc túi lòng đỏ chưa được tiêu. 

Bên cạnh đó, bệnh thương hàn gà còn tương đối nguy hiểm khi tỷ lệ ủ bệnh cao, khoảng 3 – 4 ngày. Những chú gà mắc loại bệnh này ở dạng cấp tính thường có tỷ lệ chế lớn. Tùy vào từng lứa tuổi khác nhau ở gà mà triệu chứng cũng như độc của chúng mang tới những ảnh hưởng khác nhau. 

bệnh thương hàn gà
Nguyên nhân gây ra bệnh thương hàn gà

Cách thức lây lan của bệnh thương hàn gà 

Có thể nói, bệnh thương hàn ở gà thường có tỷ lệ lây lan nhanh trên diện rộng thông qua 2 con đường chính: 

  • Lây truyền dọc: Đây là hình thức lây nhiễm mà loại vi khuẩn này được truyền trực tiếp từ buồng trứng của gà mẹ vào sâu trong lỗ huyệt hoặc vào trong phôi rồi lây qua vỏ trứng và lây qua gà con. 
  • Lây truyền ngang: Hình thức lây truyền này sẽ xảy trong môi trường ấp gà con. Vi khuẩn này sẽ lan truyền cho những chú gà con khác và dần dần, chúng sẽ trở thành một vật mang trùng. Không những vậy, trong quá trình ăn, những con gà có mang trùng vi rút có thể lây bệnh cho những con gà khỏe mạnh nhất, đặc biệt là lây qua phân có chứa những mầm bệnh. 

Phác đồ điều trị bệnh thương hàn gà hiệu quả

Khi các sư kê phát hiện ra chiến kê của mình có mắc các triệu chứng của bệnh thương hàn, các anh em cần thực hiện theo phác đồ điều trị dưới đây:

bệnh thương hàn gà
Cách điều trị bệnh thương hàn ở gà

Cách ly  

Khi có mầm bệnh xuất hiện, anh em cần thực hiện cách ly luôn những con ốm yếu cũng như có biểu hiện thương hàn ra khỏi đàn và thực hiện điều trị riêng để tránh bệnh lây lan ra cả đàn. 

Khử trùng

Nhìn chung, loại vi khuẩn này sống tương đối dai cũng như tương đối nhạy cảm với các loại thuốc sát trùng. Chính vì thế, sau khi tách đàn, anh em cần lập tức phun thuốc khử trùng cho chuồng trại mỗi ngày trong suốt quãng thời gian điều trị bệnh. 

Tuy nhiên, các sư kê cần chú ý khử trùng vào thời tiết ấm cũng như khô nhất trong ngày. Trong trường hợp những chú gà có dính phân ở vị trí hậu môn cần phải được gỡ ra cũng như cắt bớt phần lông ở vị trí đó. 

Điều trị – Bồi bổ 

Các sư kê thực hiện hạ sốt cho gà bằng đủ liều Paracetamol. Cùng với đó, anh em sẽ thực hiện bổ sung thêm các chất điện giải cũng như thuốc bỏ trợ năng lượng thông qua Vitamin C, Glucose và Vitamin K. Tiếp đó, các sư kê sẽ tiến hành giải độc cho gan và thận, bổ sung thêm các loại men tiêu hóa. 

Tiêu diệt bệnh 

Sau những lần bồi bổ sức khỏe khoảng 3 tiếng, các anh em sẽ sử dụng các loại kháng sinh để thực hiện điều trị các loại bệnh thương hàn. Tuy nhiên, anh em cần hết sức chú ý tới liều lượng cũng như thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ. 

bệnh thương hàn gà
Tiêm thuốc tiêu diệt bệnh

Cách thức chủ động phòng bệnh thương hàn gà 

Có thể nói, vi khuẩn thương hàn có thể tồn tại được một khoảng thời gian khá lâu ngoài môi trường nhưng lại có sự nhạy cảm với  các loại thuốc sát trùng. Chính vì thế, anh em cần thực hiện những quy định phòng bệnh dưới đây!

  • Thực hiện khử trùng chuồng trại ít nhất 1 lần/tuần. 
  • Anh em cần thực hiện lựa chọn những nhà cung cấp giống uy tín. 
  • Đặc biệt nếu gà chiến dưới một tuổi bị mắc bệnh khoảng 1 tuần thì cần chú ý tới mầm bệnh được truyền từ bố và mẹ. 
  • Trong trường hợp, gà đã reo rắc mầm bệnh cho chuồng trại cũng như những gà chiến khác, các sư kê cần thực hiện cách lý cũng như loại bỏ những giống gà bị ốm yếu. 
  • Anh em cần thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết để có thể có được những kế hoạch khắc phục hiệu quả sự lây lan của mầm bệnh. 
  • Chú ý sức đề kháng cho các chiến kê cũng như uống một chút thuốc phòng và tiến hành khử trùng các khu vực chuồng trại để tránh phát trình vi khuẩn. 
  • Các sư kê cần hết sức chú ý tới lớp nền trong quá trình lót chuồng để gà phát triển một cách toàn diện nhất. 
  • Trong trường  hợp nền lót chuồng bị ẩm, các anh em cần thực hiện thay luôn và tiến hành thay định kỳ. 
  • Luôn giữ cho gà một môi trường phát triển tốt nhất cũng như tránh xa nguồn bệnh. 
bệnh thương hàn gà
Cách chủ động phòng bệnh hiệu quả

Trên đây là những cách thức phòng bệnh thương hàn gà hiệu quả và chính xác. Hy vọng thông qua những thông tin trên, anh em đã có được cho mình những kiến thức đầy đủ trong suốt quá trình chăm sóc gà chiến của mình.