Cách nuôi gà đá bị suy đơn giản, ít tốn chi phí và hiệu quả

0
6

Gà bị nhiễm mạt, cúm gia cầm, tụ huyết trùng gà… là các bệnh thường gặp ở các chiến kê. Trong đó, không thể không kể đến gà bị suy. Tưởng chừng như đơn giản và không có gì nguy hại, xong nếu bạn để tình trạng này lâu ngày có thể làm hỏng những con gà chiến mất bao công chọn lựa và chăm sóc. Bài viết dưới đây Xemdagacuasat sẽ bật mí cho bạn cách nuôi gà đá bị suy đơn giản, ít tốn chi phí nhất.

Gà chọi bị suy và nguyên nhân

Gà chọi bị suy nhược còn gọi là gà ốm. Là những con gà có sức khỏe bị giảm sút, thể lực trở nên yếu ớt, mất năng lượng. Tại sao lại xảy ra tình trạng này? Có rất nhiều câu trả lời cho câu hỏi này.

  • Người nuôi không có kiến thức chăn nuôi. Dẫn đến chế độ dinh dưỡng không đảm bảo được cho gà. Gà trở nên kiệt sức
  • Môi trường chăn nuôi không được dọn dẹp thường xuyên. Do đó chuồng trại bị ô nhiễm nặng
  • Thời tiết khắc nghiệt, hoặc thời tiết thay đổi thường xuyên và đột ngột
  • Tăng cường chế độ luyện tập quá sức với gà. Hoặc chọi gà tần suất dày đặc, cường độ cao. Nhất là với các con gà còn non đã được sư kê cho xổ sớm, hoặc vần đòn với các gà đá khác khỏe hơn.

Để áp dụng cách nuôi gà đá bị suy hiệu quả, việc đầu tiên bạn cần học hỏi là nhận biết dấu hiệu gà bị suy và tìm ra đúng nguyên nhân. Từ đó mới có thể áp dụng chuẩn xác cách nuôi gà bị suy do chúng tôi chia sẻ. Vì thế, bạn đừng bỏ qua nội dung của phần trên này nhé!

Cách nuôi gà đá bị suy
Những nguyên nhân khiến gà bị suy

Hướng dẫn cách nuôi gà đá bị suy

Bạn cần phải ghi nhớ điều này: luôn luôn theo dõi sát sao tình hình sức khỏe và biểu hiện của gà. Ngay khi phát hiện gà có bất cứ biểu hiện nào của suy nhược, bạn cần phải kiểm tra nguyên nhân và tìm cách khắc phục. Bởi bạn để gà bị suy nhược lâu, không được chăm sóc đặc biệt sẽ dẫn đến tình trạng gà chọi bị giảm sút sức chiến đấu, và cuối cùng, chú chiến kê của bạn sẽ bị hỏng. 

Thêm một lưu ý nhỏ: tách ngay những con gà bị suy ra khỏi đàn gà, tránh để lây lan sang cả đàn. Gà bị suy do nhiều nguyên nhân và ở các mức độ khác nhau. Bạn cần tìm hiểu kỹ và xác định rõ xem nguyên nhân là gì, để có cách khắc phục phù hợp.

Cách nuôi gà đá bị suy
Cách nuôi gà đá bị suy

Gà bị suy do chế độ dinh dưỡng

Điều đầu tiên bạn cần xem xét trong cách nuôi gà đá bị suy là những vấn đề liên quan đến thực phẩm. Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, nguồn thực phẩm không được bảo quản đúng cách dẫn đến thức ăn bị nhiễm khuẩn hoặc ẩm mốc là nguyên nhân dẫn đến gà chiến của bạn gặp tình trạng suy nhược. Vậy cần làm gì trong trường hợp này.

  • Loại bỏ hết các loại thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn, nấm mốc. Lên lại thực đơn dinh dưỡng phù hợp cho chiến kê của bạn. Nên nhờ bác sỹ thú y tư vấn.
  • Nếu gà bị gầy, ngoài thóc, ngô, mồi thì bạn hãy bổ sung cám công nghiệp vào khẩu phần ăn của gà chọi
  • Việc nhồi cho gà ăn dồn là điều cấm kỵ. Nó sẽ làm cho chú gà chiến của bạn bị khó tiêu. Hãy chia ra thành nhiều bữa nhé!
  • Men tiêu hóa hoặc đơn giản hơn là thóc ngâm sẽ là biện pháp được lựa chọn cho trường hợp gà không chịu ăn, ăn kém.
  • Hãy tham khảo hai loại thuốc Enervon dạng viên và  Catosal 10% dạng tiêm (đừng quên hỏi ý kiến của bác sỹ thú ý trước khi dùng bất cứ một loại thuốc nào cho gà)
Cách nuôi gà đá bị suy
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho gà

Do môi trường chuồng trại

Trường hợp chuồng nuôi gia cầm không được vệ sinh dọn dẹp và khử khuẩn thường xuyên sẽ dẫn đến gà chọi bị nhiễm virus từ chính chất thải, mạt gà, virus E.coli và các loại vi khuẩn khác. 

Vì thế, cần phải quét dọn, lau chùi và khử khuẩn thường xuyên. Việc nuôi thả để kiếm ăn theo kiểu tự do giúp hạn chế vi khuẩn bùng phát, chúng sẽ tăng cân và khỏe mạnh hơn. Đây là một ý kiến khá hay trong cách nuôi gà đá bị suy.

Những điều cần lưu ý trong cách nuôi gà đá bị suy

  • Cho gà chọi ăn đa dạng trong khẩu phần ăn. Nếu vẫn gầy so với tiêu chuẩn, hãy tăng số lượng mồi hoặc bổ sung cám công nghiệp. Đồng thời, tăng số lượng bữa ăn lên nhằm tránh gây ra tình trạng khó tiêu ở gà
  • Gà ăn ít hơn bình thường, đừng quên thêm tỏi vào để kích thích khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn cho gà nhé các sư kê. Một cách thuần túy hơn nữa là giảm lượng mồi và cám, tăng lượng thóc ngô và rau xanh.
  • Đừng quên theo dõi liên tục cân nặng của những chú chiến kê tương lai trong thời gian từ 2 đến 3 tuần nhé!

Trong cách nuôi gà đá bị suy và cách phòng ngừa tình trạng suy nhược ở gà chọi: ngoài dinh dưỡng thì chế độ luyện tập – om bóp cũng là một yếu tố mà các chủ trại gà chọi cần lưu ý. 

Bắt đầu từ những bài tập nhẹ như chạy giàng, nhảy đầm trong khoảng thời gian ngắn dưới 7 phút. Những ngày nắng ấm rất phù hợp cho các hoạt động này. Luyện tập theo cách này khiến gà nhanh phục hồi và trở nên rất xung.

Một số lưu ý giúp tránh gà bị suy
Một số lưu ý giúp tránh gà bị suy

Kết bài

Trên đây là những kinh nghiệm và bài học được đúc rút ra từ những chuyên gia, các sư kê lâu năm. Mong rằng những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp bạn tìm ra được cách nuôi gà đá bị suy hiệu quả và chuẩn xác nhất.