Gà bị sổ mũi khò khè là bệnh gì, nguyên nhân khiến gà mắc bệnh do đâu, cách chữa trị ra sao để có hiệu quả cao nhất? Có lẽ đối với anh em sư kê thì đây đang là câu hỏi được quan tâm nhiều nhất để có thể nuôi dưỡng nên thần kê khỏe mạnh với khả năng chiến đấu cao. Và để bạn có lời giải đáp cho các thắc mắc này, phần dưới đây dagacuasat sẽ chia sẻ đến bạn kiến thức hữu ích nhất, cùng theo dõi nhé!
Nguyên nhân con đường lây lan gà sổ mũi khò khè
Để có thể điều trị dứt điểm được tình trạng gà bị sổ mũi khò khè, dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về biểu hiện cũng như các con đường lây lan của căn bệnh này nhé!
Nguyên nhân khiến gà bị sổ mũi khò khè
Có khá nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho gà mắc phải tình trạng sổ mũi khò khè, dưới đây sẽ là vài nguyên nhân chính mà chúng ta có thể điểm qua:
- Thông thường giai đoạn gà thịt dễ mắc bệnh nhất đó là quãng thời gian từ 4 đến 8 tuần tuổi. Những dấu hiệu chính gồm có: giảm ăn, chảy mũi, viêm mắt, khò khè, chậm lớn, chảy nước mắt luôn trong trạng thái ủ rũ. Nếu như trong quãng thời gian này gà gặp các triệu chứng trên đồng nghĩa với việc chúng bị nhiễm khuẩn E.Coli-CRD.
- Đối với gà chiến, trong quá trình chăm sóc của các sư kê không kỹ lưỡng , đặc biệt nhất là không được vệ sinh sạch sẽ mỗi khi tham gia chiến đấu về, không vỗ để lấy hết phần đờm có trong cổ họng, hay thậm chí không giữ ấm cho chúng thì tình trạng gà bị sổ mũi khò khè cũng có thể xảy ra ở ngày hôm sau.
- Đối với gà thịt hoặc gà đẻ trứng sau khi trưởng thành cũng có thể mắc căn bệnh này khiến chất lượng thịt và chất lượng trứng bị giảm xuống đáng kể.

Con đường lây lan
Tình trạng gà bị nhiễm bệnh sổ mũi khò khè có khả năng lây lan cực nhanh. Đó có thể là qua chất thải, qua các dụng cụ ăn uống và thậm chí là qua không khí. Trong đó căn bệnh này có con đường lây lan nhanh nhất đó là thức ăn và nước uống.
Nước mũi của chúng có thể chảy ra khi ăn thức ăn và trong nước uống cũng như vậy. Nếu như không cách ly an toàn đối với những chú gà chưa mắc bệnh thì chúng rất dễ nhiễm. Đối với những chú gà đã khỏi triệu chứng thì bên trong cơ thể vẫn có ký sinh trùng nên bạn vẫn nên theo dõi định kỳ.
Cách chữa gà mắc bệnh sổ mũi khò khè
Khi đã xác định được nguyên nhân cũng như các con đường lây lan tình trạng gà bị sổ mũi khò khè. Dưới đây chúng ta hãy cùng chỉ ra các phương pháp điều trị dứt điểm tình trạng này nhé:

Trị bệnh gà khò khè bằng phương pháp dân gian
Phương pháp đầu tiên để bạn có thể chữa dứt điểm tình trạng gà bị sổ mũi khò khè đó là theo cách dân gian. Theo đó bạn cần giã nát gừng sau đó pha thêm nước sôi để nguội cho gà uống liên tục, mỗi ngày từ 2 đến 3 lần là gà khỏi bệnh. Ngoài cách trên thì bạn cũng có thể giã nát tỏi, sau đó nhé cho chúng ăn liên tục cũng nhanh khỏi bệnh.
Sử dụng thuốc đặc trị
Phương pháp chữa trị dân gian chỉ được áp dụng đối với những chú gà bị nhẹ. Tuy nhiên nếu như tình trạng của gà đã trở nên nặng hơn thì bạn cần sử dụng đến các loại thuốc đặc trị.
Để tình trạng gà không bị nặng hơn, bạn có thể sử dụng đến thuốc tiêm Martylan. Ngoài ra bạn có thể kết hợp thêm các dòng thuốc tăng đề kháng như: BIO-C.ELECTROLYTES, BIO-TYLANFORT, BIO-SPIRACOL nếu như gà gặp tình trạng hen đỏ.
Nếu như bạn cho gà uống Ery thì có thể cho chúng 2 viên trong 2 ngày đầu, mỗi buổi chia 1/ 2 viên. Sang đến ngày thứ 3 bạn có thể cho chúng uống cả viên, lưu ý: trước khi uống cần cho gà ăn no.

Phương pháp phòng bệnh
Ngoài việc áp dụng cách chữa gà bị sổ mũi khò khè thì bạn cũng nên phòng tránh bệnh với các phương pháp như sau:
- Tình trạng gà khò khè có thể là do bị nhiễm lạnh nên bạn cần tránh gió bằng cách che chắn cẩn thận.
- Để tránh tình trạng lây lan, khi thấy gà xuất hiện khò khè cần cách ly ngay, thực hiện các biện pháp riêng đối với cả đàn.
- Trong suốt quá trình nuôi dưỡng nên chú ý đến việc kiểm tra sức khỏe định kỳ cho gà, tăng sức đề kháng bằng cách bổ sung các vitamin và chất xơ cần thiết. Quan trọng nhất đó là việc tiêm vacxin định kỳ để hạn chế khả năng lây bệnh.
- Thường xuyên vệ sinh chuồng trại chăn nuôi sạch sẽ, trong chuồng nuôi cần chú ý phun thuốc định kỳ. Hạn chế khả năng lây lan bệnh cũng như sự xuất hiện của các mầm mống khiến gà trở nên nặng hơn.

Kết luận
Thông tin của bài viết dagacuasat đã chia sẻ đầy đủ đến cho anh em về nguyên nhân cũng như cách chữa trị tình trạng gà bị sổ mũi khò khè. Hy vọng với cách chăm sóc đặc biệt này sẽ giúp bạn có được thần kê khỏe mạnh tham gia các trận chiến để có nhiều chiến thắng.