Gà lai chọi – Đặc điểm và cách nuôi giúp gà mau lớn

0
3

Gà lai chọi đang là giống gà được nhiều hộ gia đình Việt chọn nuôi để phát triển kinh tế. Vậy giống gà này có đặc điểm ra sao, làm thế nào để chăn nuôi gà này mau lớn, mang tới hiệu quả cao? Hãy cùng Xemdagacuasat tìm hiểu kỹ hơn về giống gà này qua những chia sẻ sau đây.

Gà lai chọi là gà gì?

Hiểu một cách đơn giản nhất, gà lai chọi được tạo nên từ gà bố mẹ (hoặc ông bà) là gà chọi chuẩn, lai với dòng gà thịt. Chính vì thế, chúng sở hữu đặc điểm ngoại hình rất giống gà chọi, nhưng chất lượng thịt, sức khỏe lại mang nhiều gen của dòng gà kia.

Gà lai chọi

Gà lai chọi có những giống nào?

Hiện tại gà lai chọi có 2 dòng phổ biến đó là: Gà lai chọi sọc và gà lai chọi 3 máu. Đây đều là các giống gà được lai tạo nhằm mục đích đó là lấy thịt. Bên cạnh đó chúng ta còn thấy gà lai chọi pha với những dòng máu khác nữa như: Gà đen, gà mía lai…

Gà lai chọi nuôi để làm gì?

Theo đánh giá của các sư kê chuyên đá gà, gà lai chọi thường không được nuôi để đá. Bởi chúng đã bị lai tạp với các dòng gà bình thường khác, độ má chiến đã giảm đáng kể. Chúng bớt hung hăng, có xu hướng bỏ chạy khi vào sân thi đấu. Phần lớn những người đem gà này đi thi đấu chỉ mang tính chất giải trí mà thôi, hoặc do họ mua nhầm giống. Những người chơi đá gà chuyên nghiệp không ai chọn gà này để đá cả.

Đa phần gà lai chọi hiện nay đều được nuôi để lấy thịt. Bởi việc kết hợp giữa gà chọi và gà thịt sẽ làm tăng chất lượng thịt của gà lên đáng kể. Hiện đây đang là xu hướng chăn nuôi phát triển kinh tế được nhiều người lựa chọn.

Vì sao mô hình nuôi gà lai chọi lấy thịt ngày càng phát triển?

Không khó để nhận ra rằng, mô hình nuôi gà lai chọi để lấy thịt đã và đang được nhiều bà con chăn nuôi lựa chọn. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi mô hình này mang tới khá nhiều ưu điểm đáng chú ý sau đây:

  • Con giống ban đầu giá thành thấp: So với giá gà chọi thường, giá đầu vào con giống của gà chọi lai thấp hơn nhiều. Bà con hoàn toàn có thể triển khai nuôi theo quy mô lớn.
  • Kỹ thuật nuôi của gà lai chọi cũng rất đơn giản, không quá phức tạp. Bà con không cần phải tìm hiểu quá nhiều kiến thức về giống gà này vẫn có thể nuôi thành công, mang lại hiệu quả cao.
  • Thức ăn của gà lai chọi không có gì khác biệt nhiều so với gà thường. Vậy nên bà con cũng dễ dàng chăm sóc, không có gì khó cả. Lượng thức ăn tiêu thụ của giống gà này cũng khá ít, tối ưu chi phí khá nhiều cho người chăn nuôi.
  • Thời gian nuôi gà này khá ngắn, chỉ tầm 3 – 4 tháng là đã có thể xuất chuồng. Chúng khá phàm ăn, nhanh lớn, thịt chắc, dẻo dai nên được thị trường rất ưa chuộng.

Hướng dẫn nuôi gà lai chọi khỏe, mau lớn

Những ai đang quan tâm và muốn phát triển kinh tế bằng giống gà này, hãy tham khảo cách nuôi gà lai chọi mau lớn theo hướng dẫn dưới đây:

Thức ăn thông thường cho gà lai chọi

Để gà mau lớn, khỏe mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thức ăn hàng ngày cần đảm bảo được chất lượng, giá thành rẻ. Vì thế hạn chế cho gà ăn thóc, lúa gạo, lạc đỗ… bởi chi phí cho những thức ăn này khá cao, khó triển khai nuôi theo số lượng lớn được.

Bà con nên ưu tiên cho gà ăn cám ngô, cơm thừa vì giá thành rẻ, gà dễ ăn, chóng tăng cân. Ngoài ra cũng nên cho ăn bổ sung cám công nghiệp với hàm lượng vừa phải chiếm khoảng 10% tổng lượng thức ăn. Như vậy gà sẽ mau tăng trọng hơn mà vẫn đảm bảo chất lượng thịt thơm ngon.

Thức ăn bổ sung cho gà lai chọi

Ngoài thức ăn chính như đã đề cập ở trên, người nuôi cũng nên cho gà ăn thêm rau củ quả để tăng chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa tốt nhất, tối ưu chi phí chăn nuôi. Thêm nữa, ta cũng có thể tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp để nuôi cũng là cách hay để tiết kiệm chi phí, đảm bảo dinh dưỡng cho gà.

Điều kiện chuồng trại chăn nuôi gà lai chọi

Đối với gà lai chọi khi còn nhỏ mới nở hoặc đang úm, cần đảm bảo nhiệt độ, ánh sáng hợp lý. Chuồng nuôi phải kín gió vì đây là lúc đề kháng gà còn kém, nền tảng sức khỏe còn yếu nên dễ bị bệnh.

Khi gà lai chọi lớn hơn một chút, có thể thả vườn cho chúng kiếm ăn tự do. Nhưng không nên để diện tích thả quá lớn khiến gà vận động nhiều, tiêu hao nhiều năng lượng, tăng trọng kém.

Vệ sinh chuồng trại chăn nuôi định kỳ

Với mô hình chăn nuôi quy mô lớn, tầm 2 – 3 ngày cần tiến hành vệ sinh chuồng một lần. Còn nếu quy mô nhỏ thì có thể vệ sinh từ 3 – 4 ngày/ lần. Như vậy sẽ hạn chế được mầm bệnh tích tụ trong độn chuồng, khu vực chăn nuôi.

Một số lưu ý khi nuôi gà lai chọi

Như đã chia sẻ ở trên, cách nuôi gà lai chọi tương đối dễ, không đòi hỏi kinh nghiệm nhiều. Nhưng bà con vẫn cần phải lưu ý một số sau đây để đạt được thành công với mô hình này:

  • Chọn giống tốt: Ngay từ ban đầu, bà con cần chọn gà giống thật kỹ càng. Ưu tiên chọn các con gà nhanh nhẹn, không bị dị tật đảm bảo chúng phát triển khỏe mạnh, mau lớn.
  • Tiêm phòng đầy đủ cho gà để tránh tình trạng gà mắc bệnh, sức khỏe ốm yếu, nuôi lâu lớn, ảnh hưởng tới hiệu quả chăn nuôi.
  • Nước uống và thức ăn phải đảm bảo sạch sẽ, đầy đủ dưỡng chất để gà có thể sinh trưởng, phát triển tốt nhất.
  • Khi nuôi gà, cần theo dõi sát sao sự phát triển của chúng mỗi ngày để kịp thời đánh giá, phát hiện những điều bất thường và có phương án khắc phục. Tránh tình trạng gà bị bệnh lây nhau và gây bùng phát dịch bệnh, thiệt hại kinh tế.

Lời Kết

Đó là một vài thông tin về gà lai chọi mà bà con chăn nuôi cần nắm được. Những ai đang có trang trại vườn đồi rộng lớn, hoặc có khu vực chăn thả hợp lý, có thể cân nhắc nuôi giống gà này để phát triển kinh tế. Chắc chắn đây là giống gà dễ chăm nuôi và mang lại hiệu quả tốt nhất ở thời điểm hiện tại.