Kinh nghiệm nuôi, chăm sóc gà rừng chuối

0
198

Gà rừng chuối là giống gà hoang thường thấy ở các khu vực miền núi. Được sử dụng để lấy thịt hoặc làm gà kiểng. Nếu bạn đang có ý định nuôi gà rừng hay đơn giản là tìm hiểu về giống loài này thì hãy tham khảo trong bài viết dưới đây.

Đặc điểm nhận dạng của gà rừng chuối

gà rừng chuối

Gà rừng chuối là một trong những loài chim lớn, sở hữu cân nặng từ 1kg – 1.5kg, cánh dài khoảng 200 – 250mm. Không những vậy, vật nuôi này còn có vẻ ngoài khá đẹp mã, với bộ lông màu đỏ, chân chì, cựa dài – nhọn, đôi tai màu trắng bắt mắt,…

Nếu so sánh với giống gà ta thì có sự cách biệt khá lớn về ngoại hình. Cũng chính nhờ vẻ ngoài “ưa nhìn” mà giống gà này được chọn làm gà kiểng.

Bên cạnh nhận dạng hình dáng của gà rừng thì bạn còn phải tìm hiểu thêm về tập tính của giống loài này, để áp dụng vào chăn nuôi hiệu quả.

Gà rừng sống định cư ở các khu rừng thứ sinh

Sống trong tự nhiên nên gà rừng chuối rất khôn và nhanh nhạy. Tuy nhiên chúng khá nhút nhát, chỉ cần nghe tiếng động lạ là bay liền

– Thời gian sinh hoạt trong ngày của chúng là sáng sớm và xế chiều

– Chúng chủ yếu ngủ trong các bụi cây để lẩn trốn “kẻ thù”

– Tháng 3 là thời kỳ sinh sản của gà rừng, mỗi lứa đẻ khoảng 5 – 10 trứng, ấp trong vòng 21 ngày

– Đây là giống gà hoang nên cách chăn nuôi tốt nhất là để chúng tự do trong môi trường tự nhiên.

Kinh nghiệm nuôi, chăm sóc gà rừng chuối hiệu quả

1.Phương pháp nuôi gà rừng

Như đã nói ở trên, gà rừng rất khó tiếp cận, môi trường nuôi tốt nhất là tự nhiên, nhưng nếu bạn đang phát triển mô hình nuôi gà rừng tại gia thì có thể áp dụng theo các phương pháp sau.

– Nuôi thả: Chỉ áp dụng cách này khi gà rừng chuối đã được thuần chủng, để tránh tình trạng chúng bay về thiên nhiên hoang dã. Nên chọn khu vực nuôi có nhiều cây cối hoặc trên đồi núi sẽ giúp vật nuôi phát triển tốt nhất.

Bên cạnh đó nên lưu ý, không nuôi gà rừng gần các loài động vật khác. Nuôi thả gà rừng chỉ áp dụng với những con từ 1 tháng trở lên.

– Nuôi nhốt: Khác với phương pháp trên, biện pháp này sẽ hạn chế được tình trạng gà rừng bay mất, nhưng kéo theo đó là một vài vấn đề cần hết sức lưu ý, cụ thể như:

  • “Nơi trú ngụ”: Khi nuôi nhốt gà rừng thì phải tiến hành xây chuồng. Khác với giống gà ta, gà rừng đòi hỏi không gian phải rộng rãi, to,.. để chúng bay nhảy tự do. Không chỉ mang lại cho chúng không gian sống tốt mà còn giúp chúng vận động nhiều, thịt săn chắc, dai hơn. Lưu ý nên sử dụng cát để làm nền trong chuồng.
  • Vệ sinh chuồng thường xuyên: Cần vệ sinh, quét dọn và khử trùng chuồng gà rừng cũng như các khu vực xung quanh thường xuyên để đảm bảo vật nuôi không mắc bệnh, tăng sức đề kháng và phát triển một cách tốt nhất.

2. Chế độ dinh dưỡng cho gà rừng

Để gà rừng phát triển tốt nhất, khỏe mạnh và to lớn thì chế độ dinh dưỡng rất quan trọng, người nuôi cần nhớ:

gà rừng chuối

– Thức ăn của gà rừng có thể là ngũ cốc hoặc côn trùng. Nhưng với gà rừng con thì thực đơn cần phong phú và đa dạng hơn như tấm gạo, cám, rau xanh, mồi tươi, côn trùng,… để vật nuôi phát triển toàn diện. Tùy vào từng giai đoạn phát triển của gà mà bổ sung thêm các chất dinh dưỡng, vitamin, canxi,…

– Thường xuyên thay mới nước uống trong máng và vệ sinh máng ăn – uống sạch sẽ, đề phòng dịch bệnh bùng phát gây thiệt hại.

Kết Luận

Chúng tôi đã chia sẻ xong kinh nghiệm nuôi, chăm sóc gà rừng chuối cùng như nhận dạng và tìm hiểu về tập tính của loài gà hoang này. Hy vọng giúp ích cho bạn đọc, nhất là những người đang chăn nuôi gà rừng.

BÌNH LUẬN NGAY BÊN DƯỚI

Please enter your comment!
Please enter your name here