Bệnh cầu trùng ở gà chọi – Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Mặc dù không khiến gà bị chết nhanh như một số loại bệnh khác, nhưng bệnh cầu trùng ở gà chọi cũng khá nguy hiểm. Nó khiến cho hệ miễn dịch của chiến kê bị gầy yếu, chậm phát triển và tiêu tốn nhiều chi phí thức ăn, thuốc men. Vậy làm thế nào để nhận biết và điều trị bệnh này hiệu quả? Cùng Xemdagacuasat.com tìm hiểu tất tần tật các thông tin liên quan qua bài viết sau đây.

Thông tin tổng quan về bệnh cầu trùng ở gà chọi

Đây là một dạng bệnh ký sinh trùng truyền nhiễm với tên khoa học là Coccidiosis Avium. Bệnh này rất dễ bùng phát, mức độ lây lan cao vào thời điểm khí hậu có độ ẩm cao, đặc biệt dễ gặp ở gà chọi con lúc 2 – 8 tuần tuổi.

Có khoảng 5 – 15% gà chết do bệnh này gây ra. Khi mắc bệnh cầu trùng gà dễ bị nhiễm thêm một số loại bệnh khác nữa như: Gumboro, tụ huyết trùng. Bởi lúc này sức đề kháng của gà cực yếu, dễ bị virus tấn công.

Bệnh cầu trùng ở gà chọi
Bệnh thường gặp ở gà chọi

Xem thêm:

Con đường lây bệnh cầu trùng ở gà chọi

Các cá thể gà lây bệnh thông qua con đường tiêu hóa. Ngay cả khi chúng đã khỏi bệnh những vẫn mang theo cầu trùng thải ra bên ngoài. Những cá thể khỏe mạnh ăn phải noãn nang ở trong thức ăn, nước uống cũng sẽ nhiễm bệnh. Ngoài ra còn có nguyên nhân gián tiếp khác do các vật chủ mang bệnh bên ngoài vào như là công trùng, chim chóc, các loài gặm nhấm.

Thêm một nguyên nhân gây bệnh cầu trùng ở gà chọi nữa chính là do môi trường sống không đảm bảo. Khu vực nuôi nhốt chật chội, ẩm ướt, không được vệ sinh khử trùng thường xuyên cũng giúp mầm bệnh tồn tại lâu dài và dễ bùng phát thành dịch.

Biểu hiện bệnh cầu trùng ở gà chọi qua từng giai đoạn

Gà chọi ở bất kỳ giai đoạn sinh trưởng nào đều có nguy cơ mắc chứng bệnh này. Nhưng dễ gặp nhất là khi gà được 2 – 3 tuần tuổi. Khi mắc bệnh sẽ có biểu hiện háo nước, bỏ ăn, đi không vững, lông xù. Tùy vào từng chủng cầu trùng gà mắc phải mà thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ 4 – 7 ngày. Khi mắc bệnh cầu trùng ở gà chọi ta sẽ có các triệu chứng như sau cho từng thể:

Biểu hiện của bệnh cầu trùng
Biểu hiện của bệnh cầu trùng

Biểu hiện bệnh ở thể cấp tính

Mắc bệnh cầu trùng ở gà chọi thể cấp tính ta sẽ thấy chiến kê có một vài biểu hiện rất dễ nhận biết như sau:

  • Gà trông rụt cổ, bỏ ăn, uống nhiều nước. Chúng cực kỳ ít vận động, hay ngồi bằng 2 chân, di chuyển khó khăn, mắt nhắm hờ và xõa cánh.
  • Phân thường có màu vàng hoặc trắng, sau đó chuyển nâu đỏ và có lẫn máu. Đôi khi chúng chỉ đi ngoài toàn máu tươi dính ở hậu môn.
  • Gà trông cực kỳ yếu ớt, nhợt nhạt, thậm chí liệt chân, cánh vì bị mất máu quá nhiều. Sẽ chết sau khoảng 2 – 7 ngày với biểu hiện co giật từng cơn.

Biểu hiện bệnh ở thể mãn tính

Với thể mãn tính, bệnh cầu trùng ở gà chọi có thể xuất hiện khi gà được khoảng 90 ngày tuổi. Gà càng già ngày thì tình trạng bệnh càng nhẹ với một số triệu chứng dễ quan sát:

  • Gà ăn kém hoặc ăn nhưng không tiêu, bị đi ngoài, phân sống đoạn đầu. Phân có màu nâu đen và lẫn máu.
  • Bệnh cầu trùng ở gà chọi thể mãn tính khiến chiến kê phát triển chậm, gầy gò ốm yếu. Chân chúng khô như bị liệt, lông xù lên, mào có màu nâu đen hoặc lẫn máu.
  • Niêm mạc ruột của gà tổn thương rất nặng khiến chúng kém phục hồi, khó hấp thu dưỡng chất.

Biểu hiện bệnh cầu trùng ở gà chọi thể mang trùng

Những con gà ở độ tuổi đẻ trứng hoặc trưởng thành hẳn chính là đối tượng mang trùng, bệnh ở thể ẩn. Chúng vẫn ăn uống bình thường nhưng đôi lúc lại bị ỉa chảy và có phân sáp. Gà mái sẽ bị giảm trứng tầm 15 – 20%, người nuôi rất khó nhận biết.

Cách điều trị bệnh cầu trùng ở gà chọi

Với loại bệnh này, người nuôi có thể sử dụng các loại kháng sinh để điều trị. Chẳng hạn như: Tetracyclin, Diclazuril, Toltrazuril, Amprolium, Sulphaquinoxolone,… Bên cạnh dùng kháng sinh để điều trị, người nuôi cũng cần tuân thủ một số nguyên tắc quan trọng sau đây:

Cách điều trị bệnh cầu trùng
Cách điều trị bệnh cầu trùng
  • Không kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau trong một đợt điều trị, chỉ dùng 1 loại/ lần.
  • Cần điều chỉnh thuốc theo từng quý hoặc độ tuổi của gà.
  • Không dùng thuốc dựa trên cơ chế tác động.
  • Tuân thủ hướng dẫn sử dụng in trên bao bì hoặc theo chỉ dẫn của cán bộ thú y.
  • Cho gà bổ sung vitamin K kịp thời để gà có thể cầm máu. Cùng với đó là chất điện giải, vitamin tổng hợp tăng đề kháng.
  • Tách các cá thể bị bệnh cầu trúng ở gà chọi ra khu vực nuôi khác để tiện chăm sóc, tránh làm ảnh hưởng tới những con khác trong đàn. Nên sát trùng chuồng nuôi 2 – 3 ngày/ lần kể từ lúc phát bệnh.

Lời Kết

Trên đây chính là các thông tin về bệnh cầu trùng ở gà chọi mà các sư kê cần nắm được. Hãy thường xuyên quan sát chiến kê của mình để kịp thời phát hiện bệnh và có các biện pháp điều trị hiệu quả. Tham khảo thêm các thông tin về nuôi đá gà Thomo được chia sẻ trong chuyên mục này để có kinh nghiệm chăm gà chiến khỏe mạnh, sung mãn.