Top 6 bệnh tật gà đá thường gặp và cách điều trị hiệu quả

Bệnh tật gà đá hiện nay có rất nhiều và có thể gặp ở mọi giai đoạn phát triển của gà. Nếu kịp thời phát hiện và có phương án điều trị, gà sẽ chóng khỏi bệnh, lấy lại được phong độ của mình. Nhưng nếu không can thiệp kịp, rất có thể để lại hậu quả khôn lường. Nếu bạn chưa nắm rõ thông tin về các loại bệnh thường gặp ở gà chiến, hãy cùng tham khảo bài viết này của Xemdagacuasat.com để có thêm thông tin.

Làm thế nào để phát hiện ra bệnh tật gà đá?

Trong suốt quãng thời gian từ khi sinh ra cho tới lúc gà chiến trưởng thành, tham gia đá gà Thomo chuyên nghiệp đều có thể sẽ mắc phải một số loại bệnh. Có bệnh thông thường dễ điều trị, nhưng cũng có loại cực kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, khả năng thi đấu và cả tính mạng của gà chiến. Vậy làm sao chúng ta nhận biết được bệnh tật gà đá một cách chuẩn xác nhất?

Quan sát gà chọi thường xuyên trong từng giai đoạn sẽ giúp sư kê dễ dàng nhận biết được chúng có bệnh hay không. Thường thì dưới 6 tháng tuổi chính là lúc gà dễ mắc bệnh nhất vì đề kháng còn khá yếu. Nhiều bệnh có biểu hiện rõ ràng ra bên ngoài rất dễ phát hiện. Chỉ cần chú ý một chút là sư kê có thể nhận biết được.

Các bệnh tật gà đá thường gặp sư kê cần lưu ý

Có 6 loại bệnh thường gặp ở gà chiến mà sư kê cần để tâm tới. Mỗi loại lại có dấu hiệu nhận biết và các điều trị khác nhau cụ thể như sau:

Bệnh ORT – Bệnh hắt hơi ở gà

Bệnh tật gà đá này do vi khuẩn gram gây ra. Biểu hiện dễ thấy đó là chiến kê hắt hơi liên tục kèm theo chảy nước mắt, nước mũi, khó thở, liên tục phải rướn cổ lên để đớp không khí. Nếu để lâu gà sẽ bị yếu, mệt mỏi không còn sức để ăn uống nữa. Loại bệnh này gà rất dễ gặp phải trong giai đoạn thời tiết chuyển mùa.

Muốn loại bỏ bệnh tật gà đá mang tên ORT này, anh em cần trợ sức, giải độc cho gà nhờ thuốc đặc trị. Thường xuyên khử khuẩn chuồng trại, các dụng cụ máng ăn uống và môi trường sống xung quanh của gà.

Bệnh tật gà đá
Gà bị hắt hơi, chảy mũi liên tục

Bệnh CRD – Gà bị ho hen

Chứng bệnh tật gà đá tiếp theo mà sư kê cần phải để mắt tới chính là bệnh ho hen do Mycoplasma gây ra. Khi mắc bệnh, gà sẽ khó thở, rít cổ để lấy hơi liên tục. Sau đó chán ăn, chậm lớn và bị tiêu chảy kéo dài.

Để loại bỏ bệnh CRD này sư kê nên xử lý sạch sẽ khu vực sinh sống của gà. Sau đó dùng Tylosin cùng với Doxycyclin, bổ sung vitamin, điện giải, men tiêu hóa. Cho gà dùng tổng hợp các loại nêu trên từ 5 – 7 ngày tới khi gà ổn định trở lại.

Xem thêm: Các bệnh hô hấp ở gà đá thường gặp và cách điều trị

Bệnh cầu trùng – Bệnh tật gà đá thường gặp

Bệnh cầu trùng cũng là một trong các chứng bệnh thường gặp ở gà chọi. Gà chiến trông sẽ ủ rũ, lười vận động khi mắc bệnh. Đôi khi gà còn bị xù lông, uống nhiều nước hơn bình thường. Bệnh này có hai thể chính là cầu trùng ruột non, cầu trùng manh tràng. Chiến kê khi mới mắc bệnh đã ra phân nâu hoặc trắng sau đó ra máu tươi rất dễ nhận biết.

Bệnh tật gà đá này có thể tự điều trị tại nhà được. Sư kê mua thuốc đặc trị cầu trùng kết hợp với điện giải cho gà uống. Sau đó vệ sinh, sát khuẩn nơi sinh sống của chiến kê kết hợp dinh dưỡng hợp lý, chăm sóc cẩn thận gà sẽ mau khỏe lại.

Bệnh cầu trùng khiến gà ủ rũ
Bệnh cầu trùng khiến gà ủ rũ

Bệnh IC – Bệnh sổ mũi truyền nhiễm

Đây là bệnh tật gà đá khiến sư kê lao tâm khổ tứ nhiều nhất. Bởi biểu hiện bệnh này rất thông thường, đầu tiên là gà giảm sức ăn, sau đó chảy nước mũi loãng và dần chuyển thành nhày gây ra viêm kết mạc ở mắt, phù mặt và thở rất khó khăn.

Với bệnh này, sư kê nên dùng Gentamycin để điều trị. Nhưng khi mưới phát hiện cần thực hiện tách đàn ngay với những con có triệu chứng bệnh. Sau đó bổ sung điện giải, vitamin để tăng đề kháng cho gà. Ngoài ra cũng nên dùng thêm sản phẩm long đờm để tránh đường hô hấp của gà bị ảnh hưởng nặng.

Bệnh đậu gà

Nối dài danh sách bệnh tật gà đá thường gặp chúng ta cần phải nhắc tới bệnh đậu gà. Đây là bệnh ngoài da rất dễ nhận biết. Khi mắc bệnh, gà sẽ có nhiều mụn mủ trông như hạt đậu ở các vùng da không lông như là đầu, mắt, miệng, mồng… sau đó lan ra các vùng khác, nhất là mắt. Nếu nặng, gà có thể sẽ không ăn được, cực kỳ đau đớn.

Với chứng bệnh tật gà đá này, sư kê cần đặc biệt chú ý tới khâu vệ sinh. Cần làm sạch những nốt mụn của gà bằng dung dịch 1%Xanhmetylen. Sau đó dùng thêm Lugol 1%, Glycerin10%, CuSO4 5%. Cùng với đó, tăng cường vitamin khoáng chất để gà sớm khỏe lại, tăng thêm đề kháng.

Bệnh đậu gà
Gà mọc các nốt mụn quanh vùng da không lông

Xem thêm: Bệnh đậu gà – Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả

Bệnh cúm gà gia cầm

Cúm gia cầm là bệnh gà chọi khiến nhiều sư kê đau đầu. Bởi phát hiện rất dễ nhưng khi đã mắc gần như không thể nào cứu chữa được. Vậy nên nếu thấy gà bị mắc bệnh cần tách đàn ngay, thực hiện tiêu hủy để tránh lây lan chứ không thể nào chữa trị.

Nếu thấy gà chiến của mình có biểu hiện như là sốt cao, thâm tím mào, đầu phù viêm, khó thở. Sau đó xuất huyết ở chân, bị đi ngoài nên cần tách đàn tiêu hủy ngay lập tức.

Lời Kết

Trên đây là 6 bệnh tật gà đá thường gặp mà sư kê cần đặc biệt lưu ý. Hãy tiến hành việc tiêm vacxin phòng ngừa từ khi gà còn nhỏ để tăng đề kháng. Đồng thời giữ gìn khu vực chăn nuôi sạch sẽ, duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý để gà khỏe mạnh, không bị mắc bệnh, sẵn sàng tham gia đá gà Thomo bất cứ lúc nào.