Bệnh đậu gà là một loại bệnh rất quen thuộc và có thể mắc ở bất cứ giai đoạn phát triển nào của gà. Nó có thể khiến gà chết rải rác trong thời gian dài, dễ lây lan và bùng phát thành dịch. Chính vì thế, việc tìm hiểu triệu chứng cũng như cách điều trị hiệu quả là điều mà mọi người cần nắm vững. Ngay bây giờ, hãy cùng Xemdagacuasat.com tìm hiểu thêm các thông tin về chứng bệnh này qua bài viết sau đây.
Một số thông tin giới thiệu về bệnh đậu gà
Loại bệnh này do một loạt virus thuộc nhóm Poxvirus gây ra, có tỷ lệ truyền nhiễm cực cao. Đặc điểm của bệnh chính là các nốt mụn nổi như hạt đậu ở các vùng da không lông. Tập trung chủ yếu ở vùng mặt, đầu, quanh miệng. Nếu nặng, chúng có thể gây ra các vấn đề tăng sinh, thoái hóa lớp thượng bì biểu mô đường hô hấp tại những vị trí bên trong như là hầu, họng, miệng, thực quản,… Tỷ lệ gà mắc bệnh này từ 10 – 95%, tỷ lệ chết khoảng 2 – 3%.
Xem thêm:
- Bệnh giun sán gà đá – Dấu hiệu và cách loại bỏ an toàn
- Triệu chứng bệnh ở gà chọi và lưu ý quan trọng khi chữa trị
Các triệu chứng bệnh đậu gà cơ bản
Bệnh đậu gà sẽ có thời gian ủ bệnh từ 4 – 10 ngày, chia thành 3 thể bệnh cơ bản đó là:
Thể ngoài da
Đây là biểu hiện mà chúng ta dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường, gặp ở cả gà con và gà trưởng thành. Các dấu hiệu nhận biết cơ bản có thể kể đến như:
- Mụn đậu xuất hiện tại các vị trí không có lông như: Quanh mắt, ngón chân, khóe miệng,… Nó khiến cho gà gặp khó khăn trong việc lấy thức ăn, nước uống.
- Lúc đầu, các nốt mụn chỉ là những nốt sần nhỏ có màu trắng. Sau đó chúng to dần, chuyển thành mụn nước có màu vàng xám.
- Khi già, nốt mụn này sẽ vỡ ra, khô lại, đóng vảy tạo thành những vết sẹo màu nâu hồng.
- Nếu vết mụn bị nhiễm trùng có thể gây viêm, hoại tử vô cùng nguy hiểm.
Thể ướt niêm mạc
Triệu chứng bệnh đậu gà này thường xuất hiện ở giai đoạn gà con từ 3 – 4 tuần tuổi. Khi mắc bệnh, gà sẽ có biểu hiện bỏ ăn, ủ rũ, khó ngủ và bị sốt,… Bên cạnh đó sẽ có lớp màng giả niêm mạc xuất hiện ở đường hô hấp, tiêu hóa. Khi lớp màng này bong tróc ra sẽ gây nên hiện tượng xuất huyết mạc, hoặc lớp niêm mạc chuyển thành đỏ tươi. Nó làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn nếu có các vi khuẩn khác xâm nhập.
Bệnh đậu gà – Thể bệnh hỗn hợp
Thể này chính là sự kết hợp của 2 triệu chứng nêu trên, thường xuất hiện vào khi gà được 3 – 4 tuần tuổi. Khi xuất hiện vi khuẩn sẽ kế phát, cộng với điều kiện chăm sóc kém có thể làm gà chết nhanh hơn. Mức độ tử vong của gà do bệnh này gây ra từ 2 – 3%.
Nguyên nhân của bệnh đậu gà
Như đã nói ở trên, loại bệnh này do virus thuộc nhóm Poxvirus trên da gây ra. Bản thân virus đậu gà được chia thành 4 chủng: Đậu gà, đậu bồ câu, đậu gà tây, đậu chim công. Nó có thể lây lan qua nhiều đường khác nhau, nhưng về cơ bản lây qua con đường trực tiếp đó là:
- Các cá thể gà mắc bệnh sẽ truyền virus qua cho gà khỏe mạnh.
- Virus sống và tôn tại ở môi trường ngoài. Nếu trong chuồng có cá thể nào mắc bệnh, những cá thể khác có thể bị mắc bệnh là rất cao. Nếu không kịp thời phát hiện, cách ly đúng thời điểm sẽ rất dễ bùng thành dịch lây ra cả đàn.
Nguyên nhân gián tiếp gây bệnh đậu gà có thể là do:
- Virus đậu gà bám vào những vật dụng chăn nuôi, tồn tại ở trong không gian sống của gà hoặc các loại côn trùng như: Ruồi, muỗi, gián,…
- Bệnh đậu gà cũng có thể lây từ đàn này qua đàn khác qua các vật dụng ăn uống hoặc là côn trùng.
Cách điều trị bệnh đậu gà hiệu quả cần biết
So với một số loại bệnh khác, bệnh đậu gà dễ điều trị hơn rất nhiều. Trước tiên bạn cần tìm ra nguồn gốc gây bệnh, sau đó cách ly các cá thể bị bệnh để tránh lây lan trên diện rộng. Cùng với đó là tiến hành vệ sinh chuồng trại, môi trường chăn nuôi để có thể loại bỏ vi khuẩn bám vào những vật dụng bên ngoài.
Bệnh đậu gà do virus gây ra nên không có thuốc điều trị cụ thể. Ta có thể áp dụng một số cách chữa dân gian sau đây để loại bỏ:
Chữa mụn ngoài da
Với các nốt mụn ở ngoài da, ta sẽ gỡ màng đóng ở đầu mụn, sau đó sát trùng bằng dung dịch Hi-Iodine 10%, Iodine, Vime-Blue (Blue methylene 2%), Povidone. Dùng thuốc mỡ chứa kháng sinh bôi lên dùng va đó 1 lần/ ngày tới khi thấy bệnh thuyên giảm thì thôi.
Chữa mụn đậu ở miệng
Đối với các nốt mụn ở miệng, ta có thể lấy chanh sát trùng miệng 1 lần/ ngày khi gà hoàn toàn bình phục. Ngoài ra, cần dùng lực vừa phải để thực hiện việc này, tránh để gà bị đau.
Chữa trị mụn đậu ở mắt
Những nốt mụn bệnh đậu gà ở vùng mắt ta có thể dùng dung dịch nước muối 0.9% để vệ sinh. Sau đó dùng thêm Gentamycin và kháng sinh dạng mỡ bôi thoa lên khu vực bệnh đó 1 lần/ ngày tới khi gà khỏi bệnh.
Lời Kết
Đó là một số thông tin cơ bản về bệnh đậu gà mà người nuôi cần nắm được. Loại bệnh này không khiến gà chết ngay nhưng ảnh hưởng rất lớn tới khả năng ăn uống và sinh hoạt của chúng. Nếu không có biện pháp can thiệp nhanh chóng có thể làm gà bị suy giảm sức khỏe và tử vong. Đừng quên truy cập các bài viết khác trong chuyên mục này của chúng tôi để có thêm kinh nghiệm chăm sóc và đá gà Thomo hiệu quả.