Bệnh tiêu hóa ở gà chọi cũng rất hay gặp phải trong quá trình nuôi gà chiến. Khi bị mắc bệnh, gà sẽ gặp rắc rối trong vấn đề tiêu hóa, bị đi ngoài phân trắng, phân xanh, phân sáp,… Vậy làm thế nào để nhận biết và điều trị chứng bệnh này một cách hiệu quả? Hãy cùng tham khảo bài viết này của Xemdagdacuasat.com để có thêm những thông tin liên quan.
Các chứng bệnh tiêu hóa ở gà chọi thường gặp
Trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc gà chọi, có một vài chứng bệnh về tiêu hóa sư kê cần phải đặc biệt chú ý đó là:
- Bệnh giun sán ở gà đá
- Bệnh thương hàn
- Viêm ruột hoại tử
- Bệnh đầu đen
- Bệnh Ecoli
- Bệnh cầu trùng
- ….
Các bệnh tiêu hóa ở gà chọi này sẽ tác động trực tiếp tới bộ máy tiêu hóa của gà chiến, khiến chúng bị chậm lớn, dẫn tới suy kiệt sức khỏe, chậm lớn, còi cọc. Nếu sư kê không có biện pháp chữa trị kịp thời gà có thể bị mắc bệnh nặng hơn hoặc chuyển qua cấp tính với tỷ lệ chết rất cao.
Cách nhận biết bệnh tiêu hóa ở gà chọi
Để có thể nhận biết và phân biệt được các bệnh tiêu hóa ở gà chọi, người nuôi cần nắm rõ các dấu hiệu riêng biệt của từng bệnh. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp cho thấy gà đang mắc các bệnh về tiêu hóa.
- Viêm ruột hoại tử: Bệnh tiêu hóa ở gà chọi này thường có một vài biểu hiện đó là gà đi ngoài ra máu, mào thâm và ruột bị hoại tử.
- Gà mắc thương hàn, bạch lỵ: Loại bệnh này rất dễ gặp phải ở những con gà tầm 3 tuổi trở lên. Triệu chứng dễ thấy nhất đó là đi ngoài phân trắng hoặc vàng, ở hậu môn bị dính phân.
- Bệnh cầu trùng: Khi mắc bệnh cầu trùng, gà sẽ có biểu hiện đó là đi ngoài lẫn bọt, máu tươi. Khi gà chết sẽ có tình trạng bị co giật.
- Bệnh đầu đen: Loại bệnh tiêu hóa ở gà chọi này có biểu hiện cơ bản là đi ngoài dạng loãng, có màu trắng hoặc vàng xanh và đầu của gà thâm tím lại.
- Bệnh Ecoli: Khi bị mắc E.Coli, gà sẽ đi ngoài phân loãng có màu trắng và lẫn máu. Bụng của gà phình to, bị viêm rốn.
- Bệnh giun sán: Bệnh này thường không có biểu hiện rõ ràng. Gà trông còi cọc, chậm lớn. Khi bị nhiễm giun sán nặng gà có thể bị đau mắt, mắt có bọt, chảy nước mắt liên tục, thậm chí có thể thấy sán trong mắt.
- Gà bị rối loạn tiêu hóa vì thức ăn không đảm bảo: Bệnh tiêu hóa ở gà chọi này thường biểu hiện ra bên ngoài bằng tình trạng gà tiêu chảy phân sống. Còn lại tất cả mọi thứ khác đều bình thường.
Cách điều trị bệnh tiêu hóa ở gà chọi hiệu quả
Căn cứ vào từng triệu chứng của từng bệnh mà người ta sẽ có các cách điều trị tương ứng như sau:
Cách chữa bệnh tiêu hóa ở gà chọi – Viêm ruột hoại tử
Đối với bệnh này ta bắt buộc phải dùng một số loại kháng sinh đặc trị như: Amoxicillin, Enrofloxacin hoặc Hanquinol và cho gà dùng liên tục trong 5 ngày. Ngoài ra cần dùng thêm cả men tiêu hóa, vitamin tổng hợp, các chất điện giải cộng thêm thuốc giải độc gan để gà mau chóng phục hồi.
Bệnh thương hàn, bạch lỵ
Bệnh tiêu hóa ở gà chọi này không quá khó chữa. Lúc đầu cần giữ cơ thể gà ở trạng thái ấm áp, không bị lạnh hoặc gió lùa. Sau đó dùng thuốc điều trị gồmNeomycin, Ampicoli, EnroFloxacin, Neoxin. Liều lượng theo đúng hướng dẫn trên bao bì và cho gà dùng liên tục trong khoảng 3 đến 5 ngày.
Chữa trị bệnh cầu trùng
Để có thể điều trị bệnh tiêu hóa ở gà chọi này bạn có thể dùng một vài loại thuốc đặc trị sau: Diclazuzin, ESB3 hoặc Diclacoc. Tuân thủ liều lượng ghi trên bao bì sản phẩm, cho gà dùng liên tục trong 5 ngày sẽ thấy tình trạng bệnh cải thiện đáng kể.
Xem thêm: Bệnh cầu trùng ở gà chọi – Cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả
Bệnh giun sán ở gà đá
Chứng bệnh này rất dễ điều trị và loại bỏ. Sư kê chỉ cần cho gà uống thuốc tẩy giun sán định kỳ 6 tháng/ lần là được. Lưu ý, nên tẩy giun sán cho gà thành 2 lần liên tục, mỗi lần cách nhau 4 ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Xem thêm: Bệnh giun sán gà đá – Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Bệnh tiêu hóa ở gà chọi – Bệnh Ecoli
E.Coli là bệnh tương đối nguy hiểm, có khả năng lây lan giữa các cá thể trong đàn khá nhanh. Tuy nhiên ta có thể điều trị bằng cách kết hợp giữa thuốc Doxycylin và Florfennicol liên tục trong khoảng 5 ngày. Các loại thuốc này khá phổ biến, dễ mua trên thị trường. Nếu không tìm mua được 2 loại nói trên, có thể thay thế bằng Lincospecto hoặc Oxytetracyclin đều được.
Bệnh đầu đen
Đối với bệnh tiêu hóa ở gà chọi này ta sẽ dùng thuốc Super Vitamin: 1g, Hepaton: 1g, T cúm gia súc: 1g, Sul-depot: 2ml pha cùng với 1 lít nước rồi cho gà uống liên tục từ 4 – 5 ngày để có thể khỏi bệnh hoàn toàn. Cùng với đó, sư kê nên áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp để gà có thể khỏi bệnh nhanh chóng hơn.
Lời Kết
Đó là các bệnh tiêu hóa thường gặp ở gà chọi mà sư kê cần nắm được. Cần thường xuyên theo dõi gà chiến của mình để kịp thời phát hiện bệnh và áp dụng các biện pháp điều trị hiệu quả. Đừng quên tham khảo kinh nghiệm nuôi đá gà Thomo được chia sẻ trong chuyên mục để đảm bảo chiến kê khỏe mạnh, sung sức khi lên sàn.